Advertisement
Advertisement

[Top 11] Cách làm giảm đau xương chậu cho mẹ bầu hiệu quả

Phụ nữ khi mang thai và sau sinh thường xuất hiện tình trạng đau xương chậu. Mặc dù không nguy hiểm đến mẹ và bé nhưng sẽ gây khó khăn cho người mẹ. Vậy cách làm giảm đau xương chậu cho phụ nữ khi mang thai gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đau xương chậu là gì?

Đau xương chậu thường là cơn âm ỉ hoặc đau nhói liên tục

Đau xương chậu thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Đau xương chậu là các cơn đau xảy ra ở vùng bụng, phía dưới rốn. Một số trường hợp sẽ cảm thấy đau âm ỉ, một số lại cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới. Đau vùng xương chậu thường khá phổ biến ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 5 phụ nữ có thai thì có 1 người bị đau vùng xương chậu, khoảng 1/10 phụ nữ bị đau xương chậu sau sinh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương chậu ở mẹ bầu

Giai đoạn mang thai

– Khi phụ nữ mang thai, sẽ sản sinh ra một loại hormone relaxin khiến các dây chằng ở vùng chậu mềm và giãn nở ra. Từ đó sẽ khiến vùng xương chậu khi di chuyển sẽ bị mất ổn định, không đều và dẫn đến tình trạng đau mỏi.

Giai đoạn mang thai các tư thế đứng, ngồi, khom người,... sẽ tác động đến vùng xương chậu gây đau nhức

Giai đoạn mang thai các tư thế đứng, ngồi, khom người,… sẽ tác động đến vùng xương chậu gây đau nhức

– Khi thai nhi phát triển lớn dần thì các tư thế đứng, ngồi, khom người,…. sẽ càng tác động lên vùng xương chậu và gây đau nhức, sinh hoạt khó khăn. Cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau mỏi xương chậu như: 

+ Người mẹ tăng cân, tạo gánh nặng lên các khớp xương.

+ Lượng vitamin D và Canxi trong cơ thể quá ít, các khoáng chất và dinh dưỡng cung cấp hết cho trẻ khiến cho mẹ bị thiếu hụt canxi gây đau nhức khung chậu. 

Giai đoạn sau sinh 

Tình trạng đau xương chậu khi mang thai tháng cuối và sau sinh của người mẹ sẽ càng đau nhức, tê bì dai dẳng. Một số nguyên nhân như: 

Tháng cuối thai kỳ và sau sinh tình trạng đau vùng xương chậu sẽ càng nghiêm trọng và tê bì dai dẳng

Tháng cuối thai kỳ và sau sinh tình trạng đau vùng xương chậu sẽ càng nghiêm trọng và tê bì dai dẳng

– Trong quá trình sinh diễn ra tốc độ nhanh và không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vùng xương cụt của người mẹ có thể dẫn đến tình trạng vỡ xương cụt. Từ đó, dẫn đến tình trạng đau nhức khi di chuyển. 

– Sau khi sinh, người mẹ không chú ý đến vệ sinh đến cơ quan sinh sản, khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm cổ tử cung, viêm vùng xương chậu thông qua đường âm đạo. Nếu bạn không phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. 

– Phụ nữ sau sinh cơ thể vẫn còn yếu đặc biệt là các khớp xương và dây chằng. Nếu trong quá trình vận động không cẩn thận có thể gây tổn thương và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Biểu hiện đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai thường là những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc đau đột ngột dữ dội

Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai thường là những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc đau đột ngột dữ dội

Biểu hiện của đau xương chậu khi mang thai là cơn đau thường xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, đau có thể buốt nhói, liên tục giống chuột rút, thi thoảng còn tăng nhanh hoặc từng đợt. Người mẹ có thể bị đau đột ngột và dữ dội hoặc đau âm ỉ nhưng kéo dài. Tình trạng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và biểu hiện rõ hơn ở tháng cuối. 

Bạn có thể cảm thấy đau khi chạm vào vùng xương chậu. Ngoài những cơn đau gây ra, có thể bạn cảm thấy buồn nôn hay nôn mửa. Nếu cơn đau liên tục và nghiêm trọng bạn còn cần sự giúp đỡ từ người thân hoặc bác sĩ.  

Cách làm giảm đau xương chậu với bà bầu 

Dưới đây là một số những phương pháp giúp giảm đau vùng xương chậu đã được chúng tôi tổng hợp lại. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé:

Cách làm giảm đau xương chậu khi mang thai

Massage nhẹ nhàng

Massage nhẹ nhàng vùng xương chậu

Massage nhẹ nhàng vùng xương chậu

Đối với mẹ bầu để giảm đau vùng xương chậu đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là massage bằng những động tác nhẹ nhàng, thư giãn. Lúc này các khớp xương và dây chằng sẽ được xoa dịu, giảm cơn đau nhức. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng cũng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng sức dẻo dai, từ đó giúp mẹ bầu đi lại dễ dàng hơn và bớt đau mỏi. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên dành thời gian massage mỗi ngày khoảng 15 phút.

>>Tham khảo thêm: Bà bầu có nên ngồi ghế massage

Có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng

Khi mang thai phụ nữ cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có chế độ ăn uống khoa học, giúp cho trẻ phát triển một cách khỏe mạnh. Người mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, thịt, trứng, sữa, ngũ cốc, đậu, cá,… giúp cơ thể duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương. 

Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Bên cạnh việc bổ sung các chất protein khoáng chất bạn cũng cần phải bổ sung thêm chất xơ như rau xanh, trái cây. Một ngày bạn nên nạp 1-2 lít nước mỗi ngày và một số khoáng chất cần thiết như Photpho, Kali, Magie, Sắt,….

Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tránh vận động mạnh

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tránh vận động mạnh

Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức có như thế mới giảm được tình trạng đau vùng xương chậu. Nhiều người có quan niệm rằng mẹ bầu vận động nhiều để dễ sinh hơn, nhưng đối với những người bị đau vùng xương chậu nếu hoạt động liên tục sẽ càng ảnh hưởng đến vị trí xương chậu, khiến cho tình trạng đau mỏi càng trở nên nghiêm trọng hơn và gây áp lực lên các dây chằng. Khi nghỉ ngơi bạn nên thả lỏng cơ thể được thư giãn, cố gắng loại bỏ những căng thẳng.

Chườm ấm cơ thể 

Chườm ấm cơ thể

Chườm ấm cơ thể

Cách làm giảm đau vùng xương chậu không thể không kể đến phương pháp chườm ấm. Khi vùng xương chậu bị tổn thương nếu được hấp thụ lượng nhiệt cao, các tĩnh mạch sẽ giãn nở, thúc đẩy quá trình máu lưu thông tốt. Bên cạnh đó, phương pháp chườm ấm cũng giúp giảm thiểu viêm nhiễm, sưng phù và tê bì. 

Thay đổi tư thế 

Thay đổi tư thế di chuyển, ngồi cũng là cách làm giảm đau xương chậu với mẹ bầu vô cùng hiệu quả: 

Tư thế đứng

Thay đổi tư thế đứng với mẹ bầu

Thay đổi tư thế đứng với mẹ bầu 

Phụ nữ có thai nên đi lại nhẹ nhàng, không nên đi giày cao hoặc đi bằng một chân, điều này rất dễ khiến cơ thể bạn bị mất cân bằng, dễ ngã và gây áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là xương chậu. Khi bạn thay đổi tư thế, bạn cần chú ý vịn tay vào ghế hoặc bám vào tường nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé. 

Tư thế ngồi

khi ngồi bạn cần ngồi trên ghế êm và có tựa lưng, khi ngồi bạn nên để chân đặt bàn chân chạm sàn và không nên vắt chéo chân vì dễ gây tê bì. Khi mẹ bầu muốn đứng dậy nên từ từ hướng người về phía trước thực hiện chậm rãi và từ từ đứng lên. Bạn nên thận trọng trong từng động tác vì thời điểm này xương khớp của người mẹ rất yếu. 

Tư thế nằm

Thay đổi tư thế nằm giúp cung cấp oxy cho bé và máu lưu thông tốt hơn

Thay đổi tư thế nằm giúp cung cấp oxy cho bé và máu lưu thông tốt hơn

Khi nằm ngủ mẹ bầu cũng cần phải chú ý, mẹ bầu nên nằm ở tư thế nghiêng và nghiêng về phía bên trái. Cách nằm này sẽ giúp cho khí huyết lưu thông tốt và lưu thông đúng vào cổ tử cung, giúp cung cấp oxy cho em bé, giảm lực đè lên các khớp vùng cơ xương chậu. Để tạo sự thoải mái nhất khi nằm, ,mẹ bầu có thể dùng gối ôm kẹp giữa 2 đầu gối hoặc đặt dọc theo cơ thể.

Luyện tập Yoga

Bộ môn Yoga sử dụng các động tác vô cùng nhẹ nhàng rất phù hợp với bà bầu. Yoga giúp tăng cường sự dẻo dai giữa các khớp, giải tỏa áp lực bị đè nén dưới các dây thần kinh bị chèn ép. Một số bài tập Yoga mẹ bầu có thể tham khảo dưới đây: 

+ Tư thế yoga chim hút mật: ở tư thế này sẽ giúp cho người mẹ cải thiện chắc khỏe hơn vùng xương chậu, xương cụt và cột sống lưng, tăng sức dẻo dai lên các cơ xương khớp. 

Tư thế chim hút mật giúp vùng xương chậu, xương cụt dẻo dai

Tư thế chim hút mật giúp vùng xương chậu, xương cụt dẻo dai

+ Tư thế mèo – bò: bài tập này giúp mẹ bầu kéo giãn vùng cột sống lưng, thư giãn các khớp xương, cơ và dây chằng. Từ đó các áp lực ở vùng xương chậu sẽ giảm đi và không còn đau mỏi. 

Tư thế mèo-bò thư giãn cột sông lưng và các khớp xương

Tư thế mèo-bò thư giãn cột sông lưng và các khớp xương 

>>Tham khảo thêm: Yoga trước khi đi ngủ

Cách làm giảm đau xương chậu sau sinh

Tắm nước ấm

Đối với những mẹ bầu sau sinh để giảm đau vùng xương chậu hiệu quả và nhanh nhất là tắm nước ấm. Không chỉ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi mà nó còn cải thiện vấn đề đau mỏi vô cùng tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một chút tinh dầu thảo dược như oải hương, sả chanh,…. để cơ thể cảm nhận tối đa sự thư giãn. 

Tắm nước ấm giảm đau vùng xương chậu nhanh chóng và hiệu quả

Tắm nước ấm giảm đau vùng xương chậu nhanh chóng và hiệu quả

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Với phụ nữ sau sinh, cơ thể rất yếu và cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bạn cần bổ sung các chất khoáng như Sắt, Canxi, Vitamin B, Vitamin C, các loại thực phẩm xanh,…. đây là những thực phẩm rất tốt cho hệ xương khớp và giúp tăng cường sức đề kháng. 

Thay đổi dáng ngồi 

Thay đổi dáng ngồi sau sinh

Thay đổi dáng ngồi sau sinh

Sau quá trình sinh cơ thể người mẹ rất yếu, bạn không thể ngồi ở tư thế bình thường. Bạn nên tập theo dáng ngồi người hướng về phía trước, làm giảm các áp lực ở các khớp xương lên vùng xương chậu. 

Chườm nóng (lạnh)

Phương pháp chườm nóng (lạnh) là phương pháp dễ thực hiện. Bạn chỉ cần túi chườm đặt vào vị trí đau, giúp giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau và máu huyết lưu thông lại bình thường. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vô cùng hiệu quả.

Tập hít thở nhẹ nhàng 

Tập hít thở nhẹ nhàng

Tập hít thở nhẹ nhàng

Việc tập hít thở nhẹ nhàng giúp điều hòa khí Oxy được lưu thông vào cơ thể đều đặn, giảm đau vùng cơ xương bị tổn thương. 

Kết hợp sử dụng ghế massage vùng xương chậu

Việc sử dụng ghế massage giúp giảm thư giãn, đau mỏi đối với chị em phụ nữ không còn quá xa lạ. Ghế massage trị liệu toàn thân giúp bạn không chỉ giảm đau mỏi vùng xương chậu mà còn giảm đau các vùng như cổ, bàn chân, cánh tay,… nhờ tính năng thông minh từ nhiệt hồng ngoại với cấu tạo từ Carbon Nano, hỗ trợ sâu đến các vùng đau. Ngoài ra, ghế massage cũng giúp trị liệu nhiều bệnh xương khớp với hơn nhiều chế độ tập luyện, phù hợp với nhu cầu của nhiều người. 

Ghế massage toàn thân OR-170i giúp giảm đau vùng xương chậu hiệu quả sau sinh

Ghế massage toàn thân OR-170i giúp giảm đau vùng xương chậu hiệu quả sau sinh

>> Tham khảo thêm: Công nghệ Body Scan trên ghế massage

Lời kết 

Hy vọng qua bài viết “Cách làm giảm đau xương chậu cho mẹ bầu” giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong và sau giai đoạn mang thai. Để phục hồi tốt nhất và đem lại hiệu quả cao các bạn hãy trải nghiệm thử dòng ghế massage đến từ thương hiệu Oreni. Gọi ngay đến số hotline 18001238 để được tư vấn miễn phí.

Related Articles

Leave a Reply